File đính kèm:
Cơ thể liên tục tự đào thải chất độc ra ngoài thông qua mồ hôi, da chết, nước mắt, nước tiểu, nước bọt, ráy tai... nhưng cũng ẩn chứa nguy cơ nhiễm bệnh ngược lại cho con người.
Chức năng làm sạch và thải độc tự nhiên của cơ thể rất quan trọng, nhưng chúng cũng có thể góp phần “làm bẩn” cơ thể nếu không được giữ gìn mỗi ngày. Nói một cách đơn giản, đôi bàn tay giúp chặn đứng nhiều bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh, cúm hay viêm dạ dày. Nhưng nếu đưa bàn tay chứa đầy vi trùng vào miệng đồng nghĩa bạn đã hại chính mình.
Để không bị tác động xấu bởi cơ chế thải độc tự nhiên, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, chăm sóc tốt bản thân và tập lối sống lành mạnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thói quen vệ sinh có mối liên quan trực tiếp đến bệnh tật và sự sống còn. Vệ sinh cá nhân nghĩa làm sạch các bộ phận cơ thể, trong đó cần chú ý hai bàn tay - “con đường” ưa thích của vi khuẩn.
|
Rửa tay bằng xà phòng để bảo vệ sức khỏe. |
Theo công bố của UNICEF, rửa tay bằng xà phòng có thể làm giảm gần 50% tỷ lệ mắc tiêu chảy, vốn là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là đôi tay, cũng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi, chàm, ghẻ, nhiễm trùng da và mắt; các bệnh liên quan đến tiêu hóa như tả, kiết lỵ, góp phần kiểm soát sự lây lan của cúm gia cầm.
Để bảo vệ bản thân khỏi bệnh tật, cần rửa tay sạch thường xuyên: sau khi đi vệ sinh, nấu ăn, trước và sau khi ăn, thậm chí là sau khi chạm vào mũi hoặc miệng của chính mình. Khi rửa tay, làm ướt cả bàn tay rồi xoa xà phòng vào các ngón tay, lưng bàn tay, quanh móng tay, lòng bàn tay và cổ tay. CDC cũng khuyến cáo nên rửa tay trong thời gian tối thiểu 20 giây.
Ở những nơi công cộng, nếu không có điều kiện rửa tay bằng xà phòng, cách tốt nhất là chuẩn bị sẵn dung dịch rửa tay có chứa hàm lượng cồn ít nhất ở mức 60% như Green Cross. Dung dịch rửa tay này có thể giết chết 99,9% vi trùng và vi khuẩn, bảo vệ da tay kháng khuẩn hàng giờ, đồng thời nuôi dưỡng da với công thức khóa độ ẩm.