File đính kèm:
Sởi là bệnh suy giảm miễn dịch cấp tính, lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp. Người bệnh dễ bị lây nhiễm, bội nhiễm vi sinh, đặc biệt môi trường bệnh viện với nhiều vi khuẩn đa kháng thuốc gây viêm phổi nặng. Khi cơ thể suy giảm miễn dịch dễ bị đồng nhiễm vi rút khác. Cùng một lúc bị 2-3 vi rút tấn công một cơ thể bệnh đã suy sụp thì nguy cơ tử vong cao. Mọi đối tượng chưa có miễn dịch đều có thể bị sởi. Người lớn nếu chưa được tiêm chủng vẫn có thể bị mắc bệnh như trẻ em.
Ảnh minh họa.
Theo công bố mới nhất của Bộ Y tế tính đến ngày 16/4/2014, cả nước đã có 3.126 trường hợp mắc sởi tại 61/63 tỉnh thành phố trên cả nước, trong đó 111 trường hợp tử vong, chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Điều đáng lo ngại là bệnh sởi đã lây lan sang người lớn với số lượng ngày càng tăng. Mặc dù chưa có trường hợp tử vong do bệnh sởi ở người lớn nhưng số người phải nhập viện vì biến chứng nặng đã lên đến 238 ca.
1. Triệu chứng: Các triệu chứng thường gặp của bệnh sởi là:
- Sốt, phát ban và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, đau mắt đỏ, nổi hạch (cổ, sau tai), sưng đau khớp.
Ảnh minh họa.
2. Cách phòng chống:
- Áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện.
- Cần thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất là khi vào môi trường bệnh viện.
- Giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ.
- Uống đầy đủ nước mỗi ngày (khoảng 1,5 - 2 lít mỗi ngày).
Ảnh minh họa.
- Bổ sung các loại thực phẩm có nhiều Vitamin A như cà rốt, các loại rau xanh thẫm và các loại quả có màu vàng, màu da cam.
- Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh. Tiêm 1 mũi vắc xin sởi hiệu quả bảo vệ đạt 87%, tiêm 2 mũi hiệu quả đạt 95%.